Các tuyến đường kết nối liên vùng đang được đồng loạt triển khai đã tạo cú hích lớn cho bất động sản Bình Dương. Thị trường này vốn đã sôi động nay càng tăng nhiệt.
Phát triển hạ tầng giao thông là bước đi chiến lược giúp Bình Dương liên tục đạt được những chỉ số ấn tượng về kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Tính đến tháng 5-2024, Bình Dương đã thu hút gần 4.300 dự án FDI với tổng vốn đầu tư gần 40,6 tỷ USD, đứng thứ 3 cả nước (chỉ sau TPHCM và Hà Nội). Đó cũng là nền tảng giúp Bình Dương từng bước trở thành vùng đô thị, công nghiệp, dịch vụ hiện đại mang tầm khu vực và quốc tế.
Một trong những dự án giao thông có ý nghĩa chiến lược đang được Bình Dương đẩy nhanh tiến độ xây dựng là Vành đai 4. Dự kiến trong tháng 7/2024 dự án sẽ được khởi công và đưa vào khai thác từ quý 4/2026.
Đường Vành đai 4 có tổng chiều dài gần 207 km, rộng 6-10 làn xe, tổng mức đầu tư trên 100.000 tỷ đồng, kết nối thông suốt các địa phương gồm Bình Dương, Đồng Nai, Long An, TPHCM, Bà Rịa Vũng Tàu. Trong đó, đoạn đi qua địa phận Bình Dương dài khoảng 47,4 km và sẽ giao với các trục giao thông quan trọng khác như cao tốc TPHCM – Thủ Dầu Một – Bến Cát – Chơn Thành, quốc lộ 13, ĐT 741- Nguyễn Văn Thành, đại lộ Mỹ Phước – Tân Vạn… Những dự án “tỷ đô” này cũng đang được đồng loạt đẩy mạnh tiến độ đầu tư nhằm nhanh chóng hoàn chỉnh mạng lưới giao thông tạo động lực phát triển kinh tế của Bình Dương trong giai đoạn sắp tới.
Đặc biệt, đường Vành đai 4 còn tiếp giáp cảng sông An Tây quy mô lên đến 100ha, tổng vốn đầu tư gần 2.300 tỷ đồng. Như vậy, sau khi hoàn thành, đường Vành đai 4 sẽ hợp cùng cảng An Tây và các tuyến cao tốc, đường sắt quy mô lớn… tạo thành trung tâm logistics quan trọng, kết nối liên hoàn từ các trung tâm sản xuất công nghiệp phía Bắc tỉnh Bình Dương đến các cảng biển lớn như Cát Lái, Cái Mép – Thị Vải, Hiệp Phước, Long An và sân bay quốc tế Long Thành…
Đường Vành đai 4 còn được đầu tư 2 tuyến đường nhánh kết nối trực tiếp đường Lê Lợi và Tạo lực 2. Trong đó, đường Lê Lợi kết nối từ trung tâm thành phố mới Bình Dương đến đường Trần Đại Nghĩa (thành phố Bến Cát) vốn được quy hoạch là trục thương mại sầm uất. Tương lai khu vực này sẽ càng sôi động và lan tỏa phát triển kinh tế cho các đô thị liền kề nhờ lực đẩy từ hạ tầng giao thông.
Nhận diện cơ hội đầu tư sáng giá
Hạ tầng phát triển không chỉ thúc đẩy kinh tế mà còn mở ra cơ hội cực lớn cho thị trường bất động sản.
Theo dữ liệu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), quý 1/2024 thị trường bất động sản có những chuyển biến tích cực khi mức độ quan tâm, giao dịch và giá bán đều tăng trưởng tốt trên thị trường sơ cấp và thứ cấp. Trong đó, sôi động bậc nhất là tại thành phố Bến Cát (Bình Dương) bởi địa phương này có nhiều “xung lực” phát triển như vừa lên thành phố từ ngày 1/5, loạt dự án giao thông kể trên đều đi địa bàn.
Thực tế, thời gian gần đây, các sự kiện mở bán dự án diễn ra khá rầm rộ tại Bình Dương. Theo DKRA Việt Nam, trong tháng 5/2024, nguồn cung mới phân khúc đất nền tập trung chủ yếu tại thành phố Bến Cát và khu vực lân cận với tỷ trọng chiếm đến 95%. Điểm chung của các dự án này là được chủ đầu tư tung nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn nhưng sức hút lớn nhất đang thuộc về những dự án nằm gần các trục đường lớn, dân cư sầm uất hay gần các khu công nghiệp.
Chẳng hạn, dự án Richland Residence được bao trọn bởi các trục đường huyết mạch như Vành đai 4, cao tốc TPHCM – Thủ Dầu Một – Bến Cát – Chơn Thành, ĐT 741 – Nguyễn Văn Thành, Lê Lợi nối dài, Trần Đại Nghĩa, Dân Chủ… đang có sức hấp thụ rất cao. Bởi các nhà đầu tư kỳ vọng tiềm năng tăng giá của dự án này sẽ tương tự trường hợp bất động sản trên những trục đường như Vành đai 3, quốc lộ 13, Phạm Văn Đồng… giá tăng gấp đôi khi vừa khởi công xây dựng.
Hiện dân số thành phố Bến Cát đạt khoảng 364.000 người, dự kiến giai đoạn 2031 – 2040 sẽ đạt khoảng 900.000 người. Như vậy, ngoài khả năng tăng giá rất tốt nhờ cú hích hạ tầng, nhà đầu tư bất động sản tại thành phố Bến Cát còn có thể khai thác kinh doanh hoặc cho thuê với hàng trăm ngàn chuyên gia, lao động làm việc trong trên địa bàn.
Được biết, trên địa bàn thành phố Bến Cát đang có 8 khu công nghiệp hoạt động như VSIP 2 mở rộng, Mỹ Phước 3… với khoảng 200.000 lao động. Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2040, đây sẽ là trung tâm đô thị – công nghiệp – logistics và là đầu mối giao thông trọng điểm của tỉnh Bình Dương cũng như khu vực phía Nam. Đây chính là bảo chứng vững chắc thu hút nhiều nhà đầu tư bất động sản “đặt cược” vào thị trường này.